Bài Viết

Tổng hợp những bài viết và các bài chia sẻ

Cầu Nguyện Là Gì?

Tài Khoản:
Thể Loại:
Yêu Thích:
Không yêu thích:
Đăng Tải:
11-08-2022

Tiến Sĩ/Mục Sư Myles Munroe

Tổng thống Mỹ cầu nguyện, thủ tướng chính phủ Israel cầu nguyện, chủ tịch nước Palestine cầu nguyện và nữ hoàng nước Anh cầu nguyện. Người Do Thái cầu nguyện, người Hồi Giáo, người Hindu, Tín đồ Phật giáo, người ngoại giáo, người dân của các nước và Kitô hữu cầu nguyện, tất cả mọi người cầu nguyện. Có ít người chắc chắn là cầu nguyện có hiệu quả, và thậm chí ít người tin rằng cầu nguyện là cần thiết. Cầu nguyện là gì?

CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện được coi là sản phẩm đầu tiên của các tôn giáo. Việc có nhiều tôn giáo trên thế giới không thành vấn đề, một nghi thức và thực hành chung mà tất cả đều thực hiện đó là cầu nguyện. Cầu nguyện là điểm chung của các tôn giáo.

Nhưng cầu nguyện vẫn là một thực hành có tính thoái thoát và hiểu sai của các tín đồ tôn giáo. Tuy nhiên để hiểu được cầu nguyện là một khát vọng của mọi trái tim con người, thậm chí những người ngoại giáo, được kết nối với thần thánh và tìm kiếm nguồn an ủi, lối vào và kết quả, chúng ta có một số công việc cần phải làm.

*******

Một ngày sau khi tuyên hứa sống theo đức tin Kitô hữu và học hỏi đường lối của Chúa Giêsu Kitô, Thomas bị sốc khi nhìn thấy một số ít người trong một căn phòng rộng lớn mới hôm qua đầy chặt người.

“Mọi người đi đâu cả rồi?” Thomas hỏi khi nhìn thấy những chiếc ghế trống không.

“Tôi không chắc nữa.” Cory trả lời, “nhưng các buổi cầu nguyện tối thứ Hai nào cũng vậy.”

“Nhưng ngày hôm qua có cả ngàn người tới đây để thờ phượng mà”, Thomas nói với ánh mắt bối rối. “Họ không cầu nguyện à? Tôi nghĩ mọi tín hữu đều cầu nguyện. Tại sao họ lại không có ở đây? Tại sao họ không đến buổi cầu nguyện giống như là họ đi đến các buổi thờ phượng? Cory biết rằng mình không thể trả lời được những câu hỏi của Thomas một cách thỏa đáng về sự thật mà anh ta khao khát. Vì vậy Cory quyết định giải thích theo sự hiểu biết của mình ly do các buổi cầu nguyện của các nhà thờ ở trong thành phố lại nhỏ bé và ít người tham dự. “Tôi tin là bởi vì có nhiều người không có được những kinh nghiệm tốt đẹp về việc cầu nguyện”, Cory trả lời. Dường như tất cả những lời hứa đi kèm với việc cầu nguyện không thành cho họ cho nên họ đã tránh phải gặp những kinh nghiệm tiêu cực. Thế tại sao anh đến?”

“Tôi đoán tôi đến là vì tôi tin cầu nguyện có hiệu quả” Thomas trả lời, “nhưng tôi không biết tại sao và như thế nào. Vì vậy để chắc chắn, tôi muốn biết.”

*******

Tình cảnh như vậy xảy ra trong các tôn giáo ở mọi nơi trên thế giới. Câu hỏi là tại sao? Tại sao nhiều người tránh việc cầu nguyện? Có lẽ thần khí con người ghét sự thất bại và vỡ mộng. Cũng giống như bỏ tiền vào cái máy bán coca cola tự động mà không thấy lon nào rớt xuống. Bạn đứng trước cái máy và bắt đầu bực tức, cuối cùng dùng chân đá cái máy và bỏ đi. Kết quả là sẽ không dùng nó nữa. Đó là tình trạng của nhiều người cảm thấy về việc cầu nguyện. Họ đã bỏ vào quá nhiều đồng xu cầu nguyện nhưng lại nhận được quá ít sự trả lời thỏa đáng.

Tại sao cầu nguyện lại không có hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta phải hiểu được nguồn gốc, nguyên lý cơ bản, căn nguyên và mục đích của cầu nguyện. Cầu nguyện là gì? Tại sao cầu nguyện lại cần thiết? Chúng ta phải cầu nguyện như thế nào? Tại sao cầu nguyện trong danh thánh Đức Giêsu? Tại sao chúng ta không nhận được sự trải lời trong cầu nguyện như chúng ta mong đợi? Khi nào chúng ta ngừng cầu nguyện? Đức tin có vai trò gì trong quá trình cầu nguyện? Liệu chúng ta có “tư cách” cầu nguyện không? Nếu Chúa toàn năng và có thể thực hiện bất cứ thứ gì Ngài muốn thì tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Cầu nguyện có ảnh hưởng và thay đổi vận mệnh không?

Những câu hỏi như vậy cứ mỗi lúc một nhiều và tôi biết bạn có thể thêm vào đó những câu hỏi khác. Tuy nhiên, những câu hỏi này thể hiện sự mơ hồ và không hiểu biết xung quanh vấn đề cầu nguyện. Vậy, chúng ta phải hiểu cầu nguyện như thế nào? Tôi nhớ có nhiều lần tôi tham dự các buổi cầu nguyện và thậm khi tôi cũng cầu nguyện, tôi cũng phân vân không biết cầu nguyện có đáng gì và có hiểu quả gì không. Có nhiều lần việc cầu nguyện chỉ là thói quen ngay cả khi tôi là một người lãnh đạo mà không tin vào chính sự cầu nguyện của tôi.

Tôi chắc chắn một điều là sự khó khăn về cầu nguyện không chỉ xảy ra cho chính tôi. Tôi đã nói chuyện với vô số người và họ cũng có những khó khăn trong việc cầu nguyện như tôi. Một số người vẫn còn khó khăn trong việc cầu nguyện và tin vào hiệu quả của nó.

Chỉ cho đến khi tôi hiểu được mục đích và sự trung tín tôi mới bắt đầu hiểu được bản chất, triết lý và nền móng của vấn đề cầu nguyện và kinh nghiệm về quyền năng và hiệu quả của nó trong cuộc sống của tôi.

NỀN TẢNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

Để hiểu được nguyên lý cầu nguyện chúng ta phải tìm hiểu về thánh ý và mục đích của chính Đấng Tạo Hoá. Cầu nguyện là kết quả của việc Thiên Chúa thiết lập trật tự quyền bính giữa trời và đất, và cầu nguyện cũng là một sản phẩm của việc Thiên Chúa giữ lời của Ngài. Cầu nguyện đơn giản là tôn trọng quyền bính của Thiên Chúa. Thiên Chúa thiết lập cầu nguyện trong sự sắp đặt cho những sứ vụ của con người trên trái đất; nó xảy ra khi Thiên Chúa nói hai từ trong quá trình tạo dựng “Để chúng” [để con người]. Những từ này được ghi lại trong chương đầu của cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh [Sách Sáng Thế].

Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” (St 1:26-27)

Những lời này hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên lý cầu nguyện bởi vì nó định rõ mối quan hệ mà Tạo Hoá ấn định và muốn có với con người và với trái đất.

Sứ vụ mà Tạo Hoá ban cho con người việc thống trị trái đất được thiết lập trong lời Ngài tuyên bố, nhưng sự thống trị lại được đo lường và hình thành bởi những từ, “để chúng”.

Qua những từ này, Đấng Tạo Hoá ấn định ranh giới quyền hành của Ngài trong việc can thiệp và gây ảnh hưởng đến trái đất. Đây chính là yếu tố cơ bản của sự chính trực và giữ cam kết của Thiên Chúa với Lời của Ngài.

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì bốn yếu tố căn bản sau đây:

  • Mục đích của Thiên Chúa quan trọng hơn những kế hoạch của chúng ta.
  • Thiên Chúa tôn trọng lời Ngài hơn chính Ngài.
  • Thiên Chúa không bao giờ phá vỡ lời Ngài.
  • Nền tảng của sự thánh thiện của Thiên Chúa dựa trên sự chính trực và tín trung của Ngài.

Những yếu tố căn bản này rất cần thiết để hiểu được bản chất và mục đích của cầu nguyện. Nhưng yếu tố căn bản này tạo nên sự cần thiết của cầu nguyện.

Yếu tố căn bản đầu tiên minh chứng một sự thật là việc Đấng Tạo Hoá trung thành với ý định ban đầu của Ngài cho việc tạo dựng là ưu tiên hàng đầu của Ngài và là động lực và nguyên lý của mọi hoạt động của Ngài. Thực chất, mọi việc Ngài làm đều bày tỏ mục đích không bao giờ thay đổi của Ngài. Trong thực tế, Thiên Chúa rất rõ ràng trong lời Ngài phán, “Lòng con người ấp ủ bao dự tính, duy kế hoạch của ĐỨC CHÚA mới trường tồn” (Châm Ngôn 19:21). Hơn nữa, Ngài phán,

“Những chuyện xảy ra sau, Ta báo trước từ đầu, những gì chưa thể hiện, Ta đã báo từ lâu. Ta phán: Điều Ta dự tính sẽ thành tựu, Ta sẽ thi hành điều Ta ưa thích” (Isaia 46:10)

Thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó. (Isaia 55:11)

Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người. (Eph 1:11)

Do đó, vì Thiên Chúa muốn chứng minh rõ hơn cho những người thừa hưởng lời hứa được biết về ý định bất di bất dịch của Người, nên Người đã dùng lời thề mà bảo đảm điều Người đã hứa. (Dt 6:17)

Cuối cùng, Thiên Chúa luôn luôn thực hiện ý định của Ngài qua những lời này:

“Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.” (Mt 5:18).

Những đoạn Kinh Thánh này mạc khải cho chúng ta về việc Thiên Chúa luôn luôn thực hiện mục đích và kế hoạch của Ngài. Mục đích là ý định và thánh ý của Ngài mà chính Ngài sẽ hoàn thành chúng. Tuy nhiên, một điều cần biết là dù Ngài luôn luôn thực hiện để hoàn thành mục đích, Ngài không bao giờ vi phạm Lời Ngài phán hay viết ra.

Việc Thiên Chúa chung thành với lời Ngài là nguyên tố cơ bản cho việc cầu nguyện. Lời của Thiên Chúa không chỉ là lề luật cho con người nhưng còn cho chính Ngài vì nó cũng được gọi là “Lề Luật của Thiên Chúa”. Điều này ám chỉ là mọi lời Thiên Chúa phán cũng là lề luật cho chính Ngài. Vì sự chính trực của Ngài, Thiên Chúa luôn luôn thực hiện theo lời hứa và quyết định của mình.

Trong Sách Thánh Vịnh, chúng ta tìm thấy những lời này:

“Muôn lạy CHÚA, lời Ngài bền vững đến ngàn đời, trên cõi trời cao. Lòng thành tín Chúa trải bao thế hệ” (Tv 119:89-90)

Hướng về đền thánh, con phủ phục tôn thờ. Xin cảm tạ danh Chúa, vì Ngài vẫn thành tín yêu thương, đã đề cao danh thánh và lời hứa của Ngài trên tất cả mọi sự. (Tv 138:2)

Việc Thiên Chúa đặt Lời Ngài lên trên danh Ngài là một yếu tố quan trọng bởi vì theo quan điểm của Do Thái tên chính là bản thân. Vì vậy, áp dụng khái niệm này, Thiên Chúa đặt Lời Ngài lên trên chính bản thân Ngài, Ngài bị trói buộc bởi chính lời Ngài.

Bất cứ khi nào Thiên Chúa phán thì chính Ngài có bổn phận làm theo Lời Ngài. Vì vậy, mọi lề luật Ngài đặt ra là bao gồm cả Ngài. Ngài thành tín với Lời của Ngài bằng mọi giá. Hiểu được điều này, chúng ta có thể nhận thấy giá trị về hàm ý và ảnh hưởng của những lời mà Đấng Tạo Hoá đã phán khi dựng nên con người: “Để chúng làm chủ... trái đất” (St 1:26)

Chúng ta hãy lưu ý rằng Thiên Chúa không nói “Để chúng ta” nhưng mà “để chúng”. Với những lời này, Thiên Chúa đã thiết lập bảy nguyên tắc:

  • Quyền làm chủ trái đất chỉ được ban cho con người mà thôi.
  • Thiên Chúa không bao gồm Ngài trong trong cơ câu thẩm quyền pháp lý trên trái đất.
  • Con người là người quản lý hợp pháp trên trái đất.
  • Con người là thần khí với thể xác; vì vậy, chỉ có thần khí có thân xác mới có quyền hoạt động trên trái đất.
  • Mọi thần khí không có thân xác trở thành bất hợp pháp trên trái đất.
  • Mọi sự can thiệp và ảnh hưởng của thế giới thiêng liêng chỉ hợp pháp khi đi qua con người.
  • Thiên Chúa là Thần Khí không có thân xác nên Ngài cũng nằm trong luật lệ này.

Dưới đây là kết quả của những lề luật mà chính Thiên Chúa thiết lập:

  • Thẩm quyền pháp lý trên trái đất nằm trong tay của con người.
  • Bởi vị sự chung trực của Ngài, Đấng Tạo Hoá sẽ không bao giờ phá vỡ lời Ngài.
  • Không gì xảy ra trên trái đất nếu không có sự đồng ý một cách chủ động hay bị động của con người.
  • Đấng Tạo Hoá và các thiên thần không thể can thiệp vào trái đất nếu không có sự công tác hay đồng ý của con người.
  • Thiên Chúa cần có sự đồng ý hay cộng tác của một con người để có thể thực hiện những gì Ngài muốn trên trái đất.

Những nguyên tắc này rất quan trọng cho việc tìm hiểu về bản chất, quyền năng và mục đích của cầu nguyện. Nhờ những nguyên tắc này chúng ta có được khái niệm về cầu nguyện. Trong cuốn sách này, khái niệm cầu nguyền dưới đây sẽ trở nên rõ ràng trong quá trình chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự kỳ diệu của cầu nguyện.

CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

Cầu nguyện là việc con người cho phép Thiên Chúa can thiệp vào các việc trên trái đất một cách hợp pháp.

  • Cầu nguyện là việc con người cho phép nước trời có những ảnh hưởng trên trái đất
  • Cầu nguyện là giấy phép của trái đất cho sự can thiệp của nước trời.
  • Cầu nguyện là việc con người thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách kêu xin sự giúp đỡ của nước trời trên trái đất.

Những định nghĩa này của cầu nguyện có lẽ gây lên cú sốc cho nhiều người, nhưng nếu chúng ta nghiên cứu một cách sâu sắc những câu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu được những hoạt động của nước trời trên trái đất. Chúng ta hãy đọc một số câu Kinh Thánh:

Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó. (2 Sử Biên 7:14)
Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (Lc 18:1)
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. (Eph 6:18)
Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu. (1 Tx 5:16-18)
Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy. (Mt 16:19)
Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ. (Mt 18:18-20)

Những đoạn Kinh Thánh này cho con người quyền hành để quyết định những gì xảy ra trên trái đất. Trong thực tế, việc tìm hiểu Kinh Thánh cận kẽ về việc Thiên Chúa đối xử với con người và với trái đất mạc khải cho chúng ta biết rằng Ngài không làm gì trên trái đất nếu không có một con người hợp tác với Ngài.

Mọi hoạt động của Thiên Chúa trên trái đất đỏi hỏi sự tham gia của một con người. Để cứu loài người khỏi Lụt Hồng Thuỷ, Thiên Chúa cần ông Nô-a. Để thiết lập một quốc gia, Thiên Chúa cần Ab-ra-ham. Để dẫn dắt dân tộc Is-ra-en, Thiên Chúa cần ông Môi-sê. Để đem Is-ra-en từ lưu đầy, Thiên Chúa cần Đa-ni-en. Để chinh phục Giê-ri-cô, Thiên Chúa cần Gio-su-a. Để bảo vệ người Do Thái, Thiên Chúa cần Ét-te. Để cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa trở thành một con người.

Như ông John Wesley đã từng nói: “Thiên Chúa không là gì ngoài việc trả lời sự cầu nguyện”[1]

Tôi mời gọi bạn khám phá quyền năng, quyền lực và quyền bính của bạn trên trái đất và đặt mình trong nguồn mạch đức tin để nước trời có thể ảnh hưởng đến những công việc trên trái đất. Nước trời lệ thuộc vào bạn, và trái đất cần bạn. Không có bạn nước trời sẽ không làm gì và nếu không có nước trời, trái đất không thể làm được gì.

Chúng ta hãy nhớ lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đã dạy khi các môn đệ của Ngài hỏi phải cầu nguyện như thế nào: “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

“Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:9-10).

Nưới Trời cần bạn cấp giấy phép để có thể làm việc trên trái đất. Bạn có thể tạo nên sự khác biệt hay thay đổi lịch sử thế giới nếu bạn hiểu được mục đích và quyền năng của cầu nguyện. Hãy cùng tôi bước đi trên hành trình khám phá trung tâm điểm của cầu nguyện và chứng kiến quyền năng đại diện của bạn bùng phát trong cuộc sống cầu nguyền năng nổ để cho nước trời tác động trên trái đất.


[1] Trích dẫn từ Chương 11, “Gương sống của các Tông Đồ”, sách Quyền Năng Cầu Nguyện của E.M. Bounds, phát hành bởi Nhà xuất bản Whitaker House.

Chưa có lời bình nào...
Lời Bình Của Bạn
24647

Tổng Số Ký Tự 400