Bài Viết

Tổng hợp những bài viết và các bài chia sẻ

Chúa Giêsu Và Cuộc Chiến Với Sự Chết
Tài Khoản: Ôliu Dại
Thể Loại: Chia Sẻ
Số lượt xem: 153
10-08-2022

Chúa Giêsu Và Cuộc Chiến Với Sự Chết

Thiên Chúa đã phán với A-đam Nhưng v trái ca cây biết điu thin và điu ác thì con không được ăn, vì ngày nào con ăn trái cây đó, chc chn con s chết”.(Sáng 2:17). Như tôi đã nói ở phần đầu. Sự chết đi vào thế gian và có quyền trên con người là do A-đam phạm tội không vâng phục lời Chúa. A-đam đã phạm tội và trải qua 3 “cái chết”: cái chết thần khí, cái chết mối liên hệ với Đức Chúa Trời, và cái chết của thân xác.

Vấn đề thứ nhất là Đức Chúa phải giải quyết sự chết đúng với những gì Ngài đã phán vì Ngài tôn trọng lời Ngài hơn chính Ngài. Ngài không thể đổi lời hay nuốt lời vì như vậy sẽ biến Ngài trở thành Đấng nói dối và chúng ta sẽ không bao giờ tin Ngài. Sự chết vẫn phải thực hiện quyền lực ban cho nó từ sự tội của A-đam. Để giải quyết vấn đề sự chết, Đức Chúa Trời phải giải quyết vấn đề tội lỗi. Vì tội lỗi đem lại sự chết. Cuối cùng để giải quyết vấn đề tội bất tuân, Đức Chúa Trời phải sai Lời Ngài – Con Một Chúa đến trong trần gian để thể hiện sự tuân phục. “Ngôi Lời đã trở nên xác th, sng gia chúng ta, đầy ân đin và chân lý. Chúng ta đã chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, tht là vinh quang ca Con Mt đến t nơi Cha.(Giăng 1:14). Ngôi Lời Đức Chúa đến trong trần gian với tất cả thiên tính của Ngài trong một người phàm như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Điều này chúng ta thường nói: “Ngài là Đức Chúa thật và là người thật”. Ngài là Lời Đức Chúa Cha nói với con người: “…nhưng trong nhng ngày cui cùng ny, Ngài phán dy chúng ta bi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lp nên làm Đấng tha kế muôn vt; cũng qua Con y, Ngài đã sáng to vũ tr.” (Hê 1:2 ). Những gì Chúa Jêsus nói và làm trên trái đất là hoàn toàn theo thánh ý của Chúa Cha. Sự vâng lời tuyệt đối của Chúa Con là nhằm cứu vãn chúng ta những kẻ không vâng lời. Sự vâng lời của Ngài là để phá vỡ lời nguyền từ A-đam và Ê-va.

"Đó đó, khi Đấng Christ vào thế gian, Ngài phán: 'Chúa không mun sinh tế, cũng chng mun l vt, nhưng Chúa đã chun b mt thân th cho tôi. Chúa chng vui lòng v tế l toàn thiêu và tế lễ chuc ti.
Bấy giờ
tôi nói: ‘Lạy Đức Chúa Tri, nầy tôi đến, trong sách có chép v tôi. Tôi đến để làm theo ý mun Chúa.’” (Hê 10:5-7)

Bài học vâng lời này không phải dễ dàng mà Người Con phải học và đạt đến cực điểm là vâng lời cho đến chết. Sự vâng lời này là cốt lõi cho việc giải quyết vấn đề tội lỗi của con người và cho những ai vâng lời Ngài như đã viết trong Kinh Thánh:

Mc dù là Con, Ngài cũng đã hc tp vâng li qua nhng kh đau mình đã chu; và khi đã hoàn tt, Ngài tr nên ci nguồn ca ơn cu ri đời đời cho mi người vâng li Ngài, và được Đức Chúa Tri ch định làm thy tế l thượng phm theo ban Mên-chi-xê-đéc. (Do Thái 5:8-10 GKPV)

Chúa Giêsu chiến thắng sự chết không phải là tiêu diệt sự chết vì sự chết chính là tạo vật của Đức Chúa Trời. Sự có mặt của nó là để đảm bảo việc Chúa nói và giữ lời. Ngài chỉ lấy đi quyền sát phạt của sự chết qua sự vâng lời và chính cái chết của mình. Khi sự chết đã thực hiện được việc nó được sai khiến thì nó không còn quyền năng nữa. Như vậy, Chúa Jêsus cũng phải trải qua những cái chết như A-đam. Nhưng Ngài không thể chết vì Ngài không có tội. Cho nên để chết được thì Ngài phải có tội và đó là lý do Ngài ôm lấy tội của toàn thể nhân loại, tội mà A-đam đã bắt đầu và con cháu của ông sau này. Toàn bộ tội lỗi của con người được đặt vào trong Chúa Jêsus.

Khi sự tội xâm nhập vào Chúa Jêsus, Ngài đã thốt lên trên cây thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điu gì. (Lu 23:34). Đây là lời van xin sự tha thứ cho con người. Khi tội lỗi xâm nhập vào Ngài thì Ngài nhận ra sự đáng sợ của nó và van nài Chúa Cha tha thứ. Lời van xin này không phải chỉ cho những kẻ đóng đinh Ngài nhưng là cho toàn thể loài người vì sự mù tối và đi theo sự giả dối của Sa-tan, chối bỏ sự thật và đánh mất lời Chúa trong mình.

Khi sự tội đi vào trong Chúa Jêsus, lập tức Thánh Linh Chúa rời bỏ Ngài. Chúa Jêsus nhận ra sự bỏ đi này và đã lớn tiếng kêu:

“Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?”, nghĩa là "Đức Chúa Tri ca con! Đức Chúa Tri ca con! Sao Ngài lìa b con?”. (Mt 27:46)

Trong cùng một lúc Chúa Jêsus trải qua hai cái chết: cái chết trong Thần Khí và cái chết của mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Sự chết đang thực hiện quyền năng được ban cho nó. Khi Con Chúa Trời chấp nhận sự tội của con người thì đó là hậu quả xảy ra cho Ngài. Cả cuộc đời Ngài chưa bao giờ xa cách Đức Chúa Trời bởi Ngài là Đức Chúa. Sự tách biệt này là một sự thật vô cùng khủng khiếp cho Ngài. Điều đáng sợ hơn cả là Đức Chúa Trời không còn là Cha của Ngài. Ngài không còn gọi lên Abba, Cha ơi nữa! Mà là Chúa ơi! Một khoảng cách thật đáng sợ cho con người có tội. Không còn là con nữa mà trở thành nô lệ của tội. Ngài trở nên cô đơn vì không còn thấy nguồn an ủi của Thánh Linh và của Cha. Sự tách biệt chưa bao giờ xảy ra trong Chúa Ba Ngôi. Việc Chúa Thánh Linh rời bỏ Ngài không phải vì không yêu thương Ngài nhưng vì trong Ngài lúc này có tội lỗi của nhân loại. Thánh Linh Chúa không thể ở lại với Ngài; cũng giống như những gì xảy ra cho A-đam. Điều này cho chúng ta thấy, thiếu bóng của Thánh Linh đáng sợ đến thế nào. Vì Thánh Linh chính là cầu nối và là mối quan hệ của chúng ta với Chúa Cha. Chỉ tiếc rằng trên đời, không mấy người nhận ra Ngài và sự hiện diện của Ngài như không. Không có Chúa Thánh Linh chúng ta không thể nào đi vào trong mối tương quan của Chúa Cha qua Chúa Jêsus.

Trong sự cô đơn của mình, Chúa Jêsus đã thốt lênTa khát!” (Giăng 19:28 ). Có rất nhiều cách giải thích cho câu này. Có nhiều người suy tư và cho rằng Chúa Jêsus khát khao các linh hồn tội lỗi. Nhưng thực sự sự khát khao của Ngài là được thấy Đức Chúa Trời, được thấy sự hiện diện của Cha mình. Trước hết, đó là sự khát khao của chính cơ thể đòi hỏi nước uống sau khi mất quá nhiều máu. Thứ đến, đó là hình ảnh khát khao Lời Chúa. Lý do là vì Ngài đang trong tình trạng tội lỗi bất tuân và phá vỡ Lời Chúa trong con người. Lời Chúa cũng rời bỏ Ngài luôn. Sự khát khao để có được Lời Chúa và Chúa Thánh Linh mới thực sự là những gì xảy ra trong Chúa Jêsus trong hoàn cảnh này. Đây là suy tư có lẽ sẽ gây lên nhiều tranh cãi. Xin Chúa Thánh Thần giúp bạn hiểu được sự gì xảy ra cho Đấng Cứu Thế.

Cuối cùng, Chúa Jêsus phải trải qua cái chết của thân xác. Khi sức cùng lực kiệt bởi sự tra tấn dã man của quân lính và những gì xảy ra, thân xác Ngài không chịu đựng được. Đặc biệt trên thập giá, Ngài không thể thở. Ngài phải gượng lên để thở và mỗi lần như vậy thì toàn thân Ngài trải qua nỗi đau đớn khó tả bởi những chiếc đinh dụng chạm vào xương tủy. Thân xác Ngài có giới hạn của nó. Ngài đã thốt lên mọi việc đã hoàn tất! Ngay sau đó, Ngài có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha. Chúng ta hãy chú ý đến sự thay đổi cách xưng hô này để thấy được sự gì đã xả ra khi Ngài mặc lấy tội của nhân loại.

Và… Ngài đã trao ban thần khí của mình cho Đức Chúa Trời và chút hơi thở cuối cùng…! “Lạy Cha, con xin giao linh hn con trong tay Cha” (Lu 23:46). Thần khí của Ngài trở về với Chúa Cha. Đó cũng là hình ảnh của thần khí chúng ta sau khi chết. Chúng ta cũng trao ban thần khí của mình vào tay Đức Chúa Trời. Còn thân xác trở nên băng giá bất động vì sau khi thần khí rời bỏ thân xác không còn là một vật thể sống động nữa. Đó là sự đảo ngược của những gì Chúa ban cho con người từ ban đầu: Ngài đặt thần khí vào trong chúng ta và chúng ta có được sự sống được biểu hiện qua những hoạt động của thân xác.

Tóm lại, Chúa Jêsus cũng phải trải qua cả ba cái chết để hoàn thành lời của Ðức Chúa nói với A-đam. Cái chết trong sự vâng lời này của Ngài đã giải thoát con người khỏi sự chết và sự chết không còn quyền năng trên con người.

"Khi còn sng trong thân xác, Đấng Christ đã ln tiếng dâng nhng li cu nguyn và nài xin đầy nước mt lên Ðấng có quyền cu mình khi chết; và bi lòng thành kính, Ngài được nhậm li." (Hê 5:7)

Sự vâng lời này đã đem lại sự sống cho chính Ngài và cho những ai tin vào Ngài. Vì lý do này, ở trong Đức Jêsus Christ chúng ta không phải chết. Có nghĩa là cho thân xác của chúng ta trở về tro bụi như lời Đức Chúa Trời phán, nhưng chỉ như một giấc ngủ vì chúng ta tin rằng: Một ngày kia, thân xác đó cũng sẽ được Chúa cho sống lại.

Bài học thâm sâu trong suy tư này là sự vâng lời của mỗi người chúng ta với Đức Chúa Trời. Sự bất tuân là tội lỗi gây lên hậu quả là sự chết. Tôi cầu mong sao mỗi người đọc bài viết này sẽ luôn ý thức được sự vâng lời theo Thần Linh Đức Chúa để chúng ta không phải trải qua những cái chết đáng sợ mà Chúa Jêsus đã trải qua và mạc khải cho chúng ta qua Kinh Thánh.

Nguyện xin Chúa Thánh Linh nguồn sống của Đức Chúa Trời luôn ở trong chúng ta để chúng ta luôn luôn lắng nghe và thực hiện Lời Chúa trong cuộc sống.

Chưa có lời bình nào...
Lời Bình Của Bạn
84129

Tổng Số Ký Tự 400