Bài Viết
Tổng hợp những bài viết và các bài chia sẻ
Sự Hé Mở Của Vinh Quang
Kathryn Kuhlman
Trong nhiều năm tôi đã thực hành việc không để tâm đến những gì người ta viết hay nói về mình. Nếu tôi lắng nghe theo những lời phê bình – hay những người hâm mộ - tôi sẽ nhanh chóng bị huỷ diệt. Tôi chưa bao giờ coi mình là một người phụ nữ giảng thuyết nổi tiếng trên thế giới. Thực vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ về mình như là một “người thuyết giảng”. Đó là lý do tôi khônt bao giờ dùng từ “Reverend” [đáng kính].
Tôi thực sự không coi mình là một người phụ nữ giảng thuyết. Hãy tin tôi. Tôi chỉ là một người yêu mến các linh hồn. Tôi yêu quý mọi người. Tôi muốn giúp họ. Đơn giản là vậy đó.
Giúp đỡ mọi người là điều đáng thưởng nhất trên toàn thế giới. Bạn không cần phải là một Kathryn Kuhlman để có thể giúp đỡ người ta. Mục đích của mọi Kitô hữu, mọi người đàn ông đàn bà được tái sinh, phải là giúp đỡ. Con cái của Thiên Chúa được sinh ra để phục vụ. Đó là những gì Chúa Giêsu đã làm. Chúa Giêsu đã sống để phục vụ. Và nếu bạn là một người được tái sinh, cả bạn nữa sẽ cảm thấy bổn phận của mình trong việc phục vụ và giúp đỡ con người. Nó là điều đáng thưởng nhất trên thế giới.
Vào Giáng Sinh năm ngoái, trong những tấm thiệp và món quà tôi nhận được, có một tấm thiệp nhỏ bẻ với hình ảnh của một ông già Noel rất lớn trên nó. Nó được gửi tới từ một em bé mười hai tuổi. Các bác sĩ nói có lẽ em bé không thể sống đến Giáng Sinh. Họ muốn cắt bỏ chân của em bé vì căn bệnh ung thư. Nhưng cô bé gửi cho tôi tấm thiệp với những dòng chữ: “Con sẽ sống để thấy Giáng Sinh năm nay. Con vẫn còn cả hai chân khoẻ mạnh, bởi vì Thiên Chúa đã đáp lại lời cầu nguyện, và bà đã giúp con.” Tôi không thể miêu tả cho bạn biết được nước mắt của tôi trên tâm thiệp Giáng Sinh đó. Nó là món quá lớn nhất tôi đã nhận được. Một số người gắn những thiên thần lên đỉnh cây Giáng Sinh. Những người khác thì đặt những đồ trang trí. Nhưng tôi đã có được món quá đẹp hơn tất cả, vì tôi đã đặt tấm thiệp của em bé trên đỉnh cây Giáng Sinh của tôi.
Thưởng công ư? Không gì có thể mua được những gì tôi cảm nhận.
Khi tôi bước trên khán đài tại các buổi cầu nguyện chữa lành, tôi nhận ra rằng ngồi giữa đám đông là những người đàn ông đàn bà đã hy sinh nhiều để có mặt ở đó. Đối với nhiều người trong số họ đó là niềm hy vọng cuối cùng. Các bác sĩ đã bó tay. Các thầy thuốc nói, “Không còn hy vọng gì.” Nhưng tôi thấy những gì vượt xa sự chữa lành thân xác. Tôi biết rằng sự chữa lành tâm linh còn cao cả hơn nhiều so với sự chữa lành thân xác. Vì vậy, mặc dù tôi tin vào phép lạ, tôi biết rằng sự kêu gọi cho việc chữa lành tâm linh còn quan trọng hơn nhiều – vì nó có thể là cơ hội cuối cùng của họ.
Hãy tin tôi sự chữa lành thể xác là điều thứ đến. Bạn có thể hoàn toàn sống và chết với một cơ thể ốm yếu, mà không có sự chữa lành về mặt thể xác. Nhưng khi những giây phút cuối cùng đến và Chúa Thánh Linh nói lúc buổi phục vụ kết thúc, tôi luôn luôn nhớ chữa lành tâm linh cao cả hơn một sự chữa lành thể xác vĩ đại nhất. Thật tuyệt vời khi thấy một thân xác được chữa lành bệnh ung thư. Thật vinh quang khi thấy một người đàn ông hay đàn bà đứng dậy từ một chiếc xe lăn, và thấy người ta đẩy chiếc xe lăn không đó dọc theo hàng ghế. Nhưng còn có một điều cao cả hơn thế - đó là kinh nghiệm tái sinh. Tôi đứng đó trong những giây phút cuối cùng của một buổi mục vụ lớn lao và mời gọi mọi người bước tới bàn thờ và nhận ra rằng có thể có những người đón nhận lời kêu gọi cuối cùng từ Thiên Chúa một cách tâm linh. Và đích điểm của linh hồn đó đang gặp lâm nguy. Bạn thân mến, đó là một cảm giác tuyệt vời nhất. Đó là khi thực sự cảm thấy bổn phận cao cả. Và khi những ánh đèn được tắt đi trong những sân vận động, điều quan tâm duy nhất là liệu tôi đã cho đi hết sức mình, liện tôi có thể làm gì tốt hơn những gì tôi đã làm – không phải là thực hiện những phép lạ, bởi vì tôi không phải là người thực hiện phép lạ, nhưng là kêu gọi mọi người đến với Chúa Giêsu Kitô (Christ).
Ồ! chắc chắn là có một bổn phận khi nói đến những người tới để xin chữa lành thân xác. Và tôi chỉ là một con người để nói bổn phận đó thì quá lớn đến nỗi thỉnh thoảng tôi mong mình không bao giờ được kêu gọi cho công việc mục vụ này. Nhiều khi bổn phận đó lấn át tôi. Nó không phải là điều khó khăn. Tôi có thể đứng trên khán đài hay sân khấu bốn tiếng rưỡi và không cảm thấy mệt mỏi bởi vì tôi hoàn toàn cậy dựa vào Chúa Thánh Linh. Nhưng sự nặng nề của bổn phận đã làm kiệt sức thể xác.
Tôi biết nhiều hơn bất cứ ai rằng Kathryn Kuhlman không có khả năng chữa lành. Tôi không phải là người chữa lành đức tin, xin hãy hiểu điều đó. Tôi không có quyền năng gì cả. Tôi chưa bao giờ chữa lành cho bất cứ ai. Hãy biết điều đó. Tôi hoàn toàn phụ thuộc vào quyền năng của Chúa Thánh Linh, và quyền năng của Thiên Chúa. Tôi đứng trước người bệnh và khóc, mong muốn mình có thể cho họ một chút sức mạnh từ chính cơ thể mình. Nhưng không có Chúa Thánh Linh tôi không có gì để cho đi. Không có gì.
Tôi nghĩ đến điều mà cha tôi, một người làm việc rất vất vả, nói với tôi khi tôi còn là một cô bé. Tôi nhớ ông đã mở rộng bàn tay và nói, “Con yêu, con biết con có thể có bất cứ thứ gì trên thế giới con muốn nếu con làm việc vất vả với đôi bàn tay của mình.”
Điều đó gây cho tôi một ấn tượng rất lớn bởi vì cha tôi là một người làm việc vất vả. Tôi đã học cách làm việc, và làm việc rất vất vả. Nhưng cha tôi không hiểu được công việc của Chúa Thánh Linh. Tôi đã từng đứng trước những con người và nghĩ rằng nếu chỉ cần làm việc hăng say, thì tôi đã dốc hết thịt xương của mình. Khi tôi thấy một người cha đứng bên cạnh một đứa trẻ mắc bệnh ung thư, hay có lẽ bị dị dạng, và tôi thấy những dòng nước mắt lăn trên má của người đàn ông to khoẻ đó, tôi sẽ vui vẻ cho đi chính sự sống mình nếu đứa trẻ đó có thể sống. Nhưng tôi không có quyền năng. Làm việc hăng say không tạo ra sự chữa lành. Và trong những giây phút đó, tôi biết nhiều hơn bất cứ ai là tôi lệ thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa như thế nào.
Chỉ là như vậy.
Người ta hỏi, “Chẳng phải đây là một kinh nghiệm ly kỳ? Trở thành một người được Thiên Chúa lựa chọn cho một công việc như vậy sao?” Không, không ly kỳ chút nào cả, nhưng tuyệt vời. Nhiều khi quá tuyệt vời mà tôi ước tôi không bao giờ được kêu gọi như vậy.
Nhưng bổn phận luôn luôn gắn liền vời phần thưởng – giống như tấm thiệp Giáng Sinh của bé gái đó. Và nếu tôi có phải đổ mình ra và chết cho sứ mạng, tôi sẽ chết trong hạnh phúc – và mãn nguyện. Bởi vì Thiên Chúa vĩ đại là Đấng đã kêu gọi tôi và cũng đã cho tôi một sự hé mở của vinh quang Ngài.